Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC TỦ LẠNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC TỦ LẠNH. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Nguyên tắc hoạt động của tủ lạnh

Cơ chế sử dụng chất trao đổi nhiệt với môi trường tủ lạnh

3 trạng thái mà ta thường thấy nhất của một vật bất kỳ. Đó là rắn, lỏng và khí. Một vật có thể tồn tại cả 3 trạng thái trên chỉ cần thu hay tỏa nhiệt. Tủ lạnh cũng hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng chất trao đổi nhiệt với môi trường (Amoniac hoặc CFC). Các chất này được một máy nén khí biến thành dạng lỏng, rồi được máy bơm vào tủ lạnh. Trong quá trình bay hơi chúng sẽ lấy nhiệt trong tủ làm nhiệt độ giảm xuống. Sau đó chúng quay lại bình chứa dưới dạng khí và được máy nén làm hóa lỏng trở lại. Phải bảo đảm các chất khí không được truyền vào trong tủ lạnh, để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nên ngày nay, người ta sử dụng các chất khí không có hại cho môi trường. Thông dụng nhất trên thị trường Việt Nam là gas 134a.

Cấu tạo của tủ lạnh

Block-tu-lanh
  • Block (máy nén): Máy nén một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong. Hút hết môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp. Nén hơi từ áp suất bay hơi lên, áp suất ngưng tụ, đi vào dàn ngưng.
  • Dàn ngưng: Được lắp một đầu vào đầu đẩy của block, đầu còn lại lắp vào phin sấy lọc  trước khi nối vào ống mao .Thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ, một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí). Chức năng là đẩy nhiệt của môi chất ngưng tụ ra ngoài môi trường. Dàn ngưng thường làm bằng sắt, đồng, có cánh tản nhiệt. Những loại tủ mới hiện nay thì dàn ngưng được thiết kế nằm bên trong tủ lạnh.
  • Dàn bay hơi: Đây là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh, một bên là môi trường cần làm lạnh. Thiết bị này sẽ thu nhiệt của môi trường lạnh và sôi ở nhiệt độ thấp. Được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu, trước block.
  • Khí gas (chất làm lạnh): Là chất lỏng dễ bay hơi, tạo ra nhiệt độ lạnh bên trong tủ lạnh. Nhiệt độ bay hơi là khoảng -320C. Loại gas được sử dụng nhiều nhất là 134a.

Nguyên tắc hoạt động

Nguyên lý làm việc của tủ lạnh
Block nén khí gas, làm áp suất và nhiệt độ của khí gas tăng, lúc này thì gas ở trạng thái khí. Ngưng tụ tại dàn ngưng. Dàn ngưng giúp khí gas giảm bớt nhiệt do áp suất gây ra. Lúc này sẽ diễn ra quá trình tỏa nhiệt và ngưng tụ, khí gas nguội đi và ngưng tụ thành chất lỏng chảy vào van tiết lưu. Lúc này, chất lỏng chảy từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Sau đó thì nó sẽ bay hơi, tại đây chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh tỏa ra, trong quá trình bay hơi sẽ hấp thụ nhiệt và làm lạnh. Dàn bay hơi cho phép các chất làm lạnh hấp thụ nhiệt, làm lạnh bên trong tủ lạnh. Sau khi chuyển đổi sang thành khí gas thì trở về máy nén và tiếp tục thực hiện theo chu trình. Đây là chu trình hoạt động theo vòng tròn khép kín.

Tài liệu sửa chữa một số hư hỏng thường gặp của tủ lạnh

Tài liệu sửa chữa một số bệnh thường gặp của tủ lạnh, ở đây sẽ liệt kê đầy đủ các chứng bệnh thường gặp cũng như nguyên nhân và cách sửa chữa hoặc khắc phục tạm thời.
Tài liệu này được tổng hợp từ nhiều nguồn và mang tích chất thao khảo cho người có chuyên môn về kỹ thuật điện lạnh.

1.Một số bệnh của tủ lạnh

1.1 Những dấu hiệu hoạt động của tủ lạnh

  • Để rơle nhiệt độ ở vị trí trị số nhỏ sau một thời gian tủ phải dừng, khi nhiệt độ tủ tăng tủ hoạt động trở lại.
  • Khi mới dừng tủ và hoạt động lại ngay thì rơle bảo vệ ngắt nếu máy nén không hoạt động được.
  • Khi tủ hoạt động dàn nóng nóng đều, dàn lạnh bám tuyết đều và trên đương hút có đọng sương.
  • Tủ chạy âm chỉ nghe tiếng nhẹ của hộp rơle sau khi cắm điện từ 0,5 1s
  • Đương ống nén phải nóng dần và mức độ nóng giảm dần cho tới phin lọc chỉ còng hơi ấm.
  • Mở cửa tủ nghe rõ tiếng gas phun vào dàn lạnh

2 Những hư hỏng thương gặp nguyên nhân và cách khắc phục

2.1 Những hư hỏng khi máy nén (block) vẫn hoạt động

1. Độ lạnh kém

Nguyên nhân:
  • Do nạp gas quá nhiều
  • Do dàn lạnh bám tuyết nhiều
  • Do hỏng bên trong block
  • Do hỏng thermic
  • Do vỏ tủ không kín
  • Thiếu gas
  • Do tắc ẩm
  • Do tắc bẩn một phần tại phin lọc
  • Do thermostat hoạt động không chính xác

Tủ lạnh thiếu gas

1. Biểu hiện
  • Thời gian làm lạnh kéo dài (máy nén làm việc liên tục không nghỉ)
  • Dàn nóng chỉ hơi nóng
  • Dàn lạnh bám tuyết không đều hoặc không có tuyết bám.
  • Đương ống hút về máy nén không có đọng sương hoặc không mát.
  • Nếu đo dòng làm việc của tủ thì thấy nhỏ hơn dòng định mức
  • Có thể dùng que diêm để nhận biết thiếu gas bằng cách đốt que diêm.
Đốt que diêm và hơ vào cuối dàn nóng (lúc hệ thống đang hoạt động) nếu đoạn ống được hơ nóng không thể sê tay vào được thì kết luận tủ thiếu gas (không dùng bật lửa). Nếu tủ đủ gas khi hơ nóng môi chất sẽ bay hơi và làm mất đoạn bị đốt nóng vì vậy có thể sê vào được đoạn hơ nóng.
2. Nguyên nhân:Do hệ thống bị rò rỉ gas ở trên dàn nóng hoặc dàn lạnh, trên đương ống.
3. Khắc phụcKhi tủ lạnh thiếu gas chắc chắn tủ bị rò rỉ tại một vị trí nào đó trên hệ thống lạnh. Vì vậy muốn khắc phục cần tìm và khắc phục chỗ rò rỉ.
Cách 1: Dùng bọt xà phòng
Cho block hoạt động sau đó bôi xà phòng lên đương ống, dàn nóng và dàn lạnh ở đều có bọt xà phòng nổi lên ở đó bị thủng. (thương ở dàn lạnh)
Cách 2: Tìm vết dầu loang
Lau sạch hệ thống cho block hoạt động và quan sát trên đương ống và các dàn trao đổi nhiệt. ở đâu có vết dầu ở đó có lỗ thủng.
Với những lỗ thủng ở trên đương ống và dàn nóng thí khắc phục bằng phương pháp hàn.
Với những lỗ thủng trên dàn lạnh, đoạn ống nhôm thì khắc phục bằng phương pháp hàn nhôm hoặc dùng keo êpụxi dán kín lỗ thủng.

Tủ lạnh bị tắc ẩm

1. Biểu hiện
  • Tủ lạnh kém lạnh
  • Ban đầu có gió lạnh thổi ra sau vài phút gió lạnh có nhiệt độ tăng dần.
  • Dàn nóng nóng dữ dội
  • Máy nén làm việc sau một thời gian thermic tác động ngắt máy nén. Máy nén ngõng hoạt động lớp đá trong ống mao lại tan ra và thermic lại đồng điện trở lại cho block.
2. Nguyên nhân
  • Do trong hệ thống lạnh còn chứa hơi nước, do quá trình hút chân không không tốt nên trong hệ thống còn không khí. Khi hệ thống hoạt động lượng hơi nước này đi qua ống mao (tại đây có nhiệt độ thấp) nên hơi nước sẽ ngưng lại và đồng băng làm tắc ống mao.
  • Có hiện tượng đọng sương bên ngoài tại ống mao nơi bị tắc.
3. Khắc phụcKhi hệ thống lạnh có chứa hơi nước bên trong cần xả hết gas trong hệ thống ra ngoài, thay phin lọc mới và thực hiện nạp lại gas (quá trình nạp gas mục ).
Tắc bẩn một phần tại phin lọc.
1. Biểu hiện
  • Tại phin lọc có đọng sương
  • Tủ kém lạnh, máy nén chạy liên tục không ngắt.
2. Nguyên nhânDo trong hệ thống lạnh có chứa các bôi bẩn hoặc do quá trình gia công ống không làm sạch ống hoặc cưa ống.
3. Khắc phụcKhi hệ thống lạnh bị tắc bẩn cần xả hết gas, thay thế phin lọc mới.
Thermostat hoạt động không chính xác.
1. Biểu hiện
  • Tủ làm việc không theo quy luật
  • Khi đặt nhiệt độ tủ ở chế độ thấp nhất nhưng sau một khoảng thời gian ngắn máy nén vẫn bị thermostat ngắt điện.
2. Nguyên nhânDo tiếp điểm tiếp xúc không tốt hoặc do hộp xếp bị dãn , lò xo yếu…
3. Khắc phụcKiểm tra thermostat bằng cách: Cho tủ lạnh hoạt động, vặn thermostat về chế độ nhiệt độ thấp nhất. Nếu sau một khoảng 15 phút) máy nén ngõng làm việc trong khi tủ lạnhvẫn chưa thời gian ngắn (10 đủ lạnh thì khẳng định thermostat bị hỏng. Đối với trương hợp này tốt nhất là thay thế một thermostat mới (không nên chỉnh sửa thermostat bởi vì khi đó nó không hoạt động chính xác nữa).
Do dàn lạnh bám tuyết nhiều
Khi dàn lạnh bị bám tuyết nhiều sẽ cản trở sự trao đổi nhiệt giữa dàn lạnh và không khí qua dàn lạnh làm cho tủ bị kém lạnh.
1. Biểu hiện
  • Gió lạnh do quạt thổi ra không lạnh lắm
  • Máy nén làm việc liên tục không ngắt
  • Đo dòng làm việc thì thấy nhỏ hơn dòng định mức
  • Có thể trên đương ống về máy nén bị bám tuyết
  • Nếu để lâu đá có thể bám ra phía ngoài vỏ nhựa của ngăn đá.
2. Nguyên nhân
  • Hỏng rơle âm hoặc dương
  • Hỏng Timer, đứt dây điện trở.
  • Đầu cảm biến của thermostat lệch ra khái vị trí hoặc thermostat hỏng không ngắt được máy nén.
3. Khắc phục
  • Ngắt tủ ra khái nguồn điện
  • Kiểm tra các thiết bị điện rơle âm, rơle dương, timer, điện trở nếu thấy hỏng thiết bị nào thì thay thế thiết bị đó.
  • Nếu các thiết bị điện này không hỏng, cần kiểm tra thermostat.
 Do hỏng bên trong block

1. Biểu hiện
  • Block làm việc nóng hơn bình thương
  • Có tiếng gõ nhẹ bên trong block
  • Dòng làm việc nhỏ hơn dòng định mức
2. Nguyên nhân
  • Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém
  • Block bị tụt hơi do gãy hoặc kênh lá van hút và nén, do hở xéc măng …
3. Khắc phụcTùy theo tình trạng block có thể phải thay thế block mới hoặc phải cưa block để sửa chữa.
Do hỏng thermic

1. Biểu hiện
  • Block chạy và dừng không theo quy luật
2. Nguyên nhân
  • Do thanh lưỡmg kim bị hỏng hoặc tiếp xúc không tốt nên với dòng định mức còng có thể đốt nóng thanh lưỡng kim làm thanh lưỡng kim cong lớn và mở tiếp điểm.
3. Khắc phục
  • Nên thay thế một thermic mới phù hợp công suất block.

Do vỏ tủ không kín hoặc cửa tủ bị kênh

1. Biểu hiện
  • Dàn lạnh bám tuyết nhiều
  • Sê vỏ tủ thấy lạnh, trên vỏ tủ có hiện tượng đọng sương
  • Tại vị trí cửa vênh có đọng nước.
2. Nguyên nhân
  • Zoăng cửa bị lúo hoỏ
  • Bản lề cửa bị lệch
  • Bị hở các lỗ luồn dây điện, đương ống
3. Khắc phục
  • Thay zoăng cửa, điều chỉnh lại bản lề

2.2 Những hư hỏng khi máy nén không hoạt động

block-may-lanh

2.2.1 Khi có nguồn điện đến hộp rơle

Khi thực hiện đo điện áp nguồn vào hộp rơle vẫn thấy có điện áp 220V
Nguyên nhân
  1. Hỏng thermic
  2. Hỏng rơle khởi động
  3. Hỏng block
  4. Hỏng thermic
  •  Bị gãy thanh lưỡng kim
  •  Đứt dây điện trở
  •  Mất tiếp xúc ở tiếp điểm

Khắc phục: thay mới
  • Hỏng rơle khởi động
  • Mất tiếp xúc
  • Đứt cuộn dây điện từ (đo 2 đầu dây của rơle)
  • Kẹt lõi sắt

Khắc phục :
  • Tùy theo nguyên nhân, nếu khó khắc phục nên thay mới.
  • Hỏng block
  • Cháy động cơ, cháy cuộn khởi động trong trương hợp sau khi khởi động xong rơle khởi động không nhẻ tiếp điểm thì cuộn khởi động và làm việc đều có điện nên dòng điện chung tăng cao dẫn đến cháy cuộn khởi động trước (vì cuộn khởi động có đương kín dây nhỏ hơn nên dễ cháy hơn)
  • Cháy cuộn làm việc CR : Trong trương hợp rơle khởi động không đồng tiếp điểm hoặc động cơ không khởi động được, khi đó dòng điện chạy qua cuộn CR lớn, rơle bảo vệ đồng ngắt liên tục dẫn đến cháy cuộn CR.
  • Kẹt máy nén.
  • Trong trương hợp máy nén bị kẹt thì phải thay mới
  • Do hỏng các chân rơle với block
  • Hỏng tụ Cs (tùy theo từng block)

2.2.2 Khi không có điện đến hộp rơle

Nguyên nhân
  • Đứt dây nguồn
  • Hỏng thermostat
  • Đứt dây nguồn, hỏng ổ cắm nguồn
  • Cắm điện cho tủ, mở cửa tủ không thấy đèn sáng chứng tỏ chưa có nguồn điện vào tủ. Cần đo điện áp kiểm tra nguồn vào tủ tùy theo nguyên nhân mà khắc phục.
  • Hỏng thermostat
  • Cắm điện cấp nguồn cho tủ, mở cửa tủ thấy đèn sáng, quạt dàn lạnh vẫn quay nhưng đo điện áp vào block thì không có. Nên thay thế thermostat khác.
  • Hỏng rơle xả đá (Timer)

3. Một số hư hỏng khác

3.1 Dò điện ra vỏ tủ

  •  Mất cách điện của dây dẫn
  •  Do nơi đặt tủ bị ẩm.

Khi Quý khách cần tư vấn hoặc sửa chữa tủ lạnh tại nhà hà nội vui lòng liên hệ:

Mẹo vặt khi dùng tủ lạnh bạn đã biết chưa ?

Tủ lạnh là vật dùng không thể thiếu trong mọi gia đình ngoài chức năng chính là giữ thức ăn được lâu hơn tủ lạnh còn mang lại rất nhiều lời ích đáng kinh ngạc. Trung tâm Sửa chữa tủ lạnh tại nhà hà nội sẽ tổng kết một số mẹo vặt khi sử dụng tủ lạnh sao cho hiệu quả. Các bạn tham khảo qua bài viết này nhé!

1. Vệ sinh các gioăng cao su quan cửa tủ.

  • Có thể bạn không biết hoặc không để ý rằng trên các gioăng này thường xuyên tồn tại rất nhiều các loại vi khuẩn, sự tồn tại của các loại vi khuẩn này rất có thể sẽ là nguyên nhân khiến thức ăn bị nhiêm khuẩn. Do đó bạn nên kiểm tra và vệ sinh các gioăng này một cách thường xuyên.
  • Cách vệ sinh: bạn có thể sử dụng cồn tẩm vào khăn sạch để làm sạch các gioăng này.

2. Chú ý thường xuyên khử các mùi lạ có trong tủ.

Mẹo vặt khi dùng tủ lạnh bạn đã biết chưa ?
  • Nếu không được vệ sinh thường xuyên, sau một thời gian sử dụng tủ lạnh thường có một mùi khó chịu. Đó chính là những mùi do các loại thực phẩm và thức ăn hoặc các loại thực phẩm khác nhau cần gói kín vừa để đảm bảo vệ sinh vừa hạn chế việc tạo mùi trong tủ lạnh. Các loại thực phẩm để trong tủ cũng không nên để quá lâu, đặc biệt là các loại thực phẩm tươi sống vừa mất độ tươi ngon vừa là nguyên nhân dẫn đến các mùi lạ có trong tủ. Chính vì vậy bạn không nên để lưu trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ và để lưu trữ quá lâu.
  • Khi tủ lạnh có mùi lạ, bạn có thể sử dụng một trong những cách sau để khử bớt mùi:
  • Sử dụng vỏ quýt tươi đặt vào một số nơi trong tủ, khoảng 3 ngày sau tủ sẽ bớt mùi.
  • Lấy 50g hoa trà buộc vào túi vải đặt trong tủ cũng có khả năng khử mùi, sau khoảng 1 tháng đem phơi nắng là có thể dùng lại.
  • Đổ dấm ăn vào một lọ thuỷ tinh mở nắp, đặt trong tủ, khả năng khử mùi rất tốt.

3. Tủ lạnh không phải là môi trường tuyệt đối an toàn.

Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm hạn chế sự hoạt động của các vi khuẩn chứ không có khả năng diệt khuẩn. Do vậy khi sử dụng những thức ăn còn lại từ trước được bảo quản trong tủ lạnh bạn cần đun nấu lại để đảm bảo vệ sinh.

4.Tham khảo thêm những mẹo vặt và tiện ích khi sử dụng sửa tủ lạnh

  • Áo len trắng sử dụng lâu ngày sẽ có màu ố vàng hoặc chuyển sang màu đen, khi mặc lên không còn đẹp được như trước kia, đem bỏ đi thật đáng tiếc mà cũng rất lãng phí. Bạn hãy đem chiếc áo len sau khi đã giặt sạch bỏ vào ngăn đông lạnh, đợi một tiếngđồng hồ rồi đem ra phơi khô, sắc trắng tinh khiết trước kia chắc chắn sẽ được phục hồi lại ở một mức độ nhất định.
  • Mùa hè, nến thường hay bị biến dạng. Đặt nến vào trong tủ lạnh, như vậy dù trong bao lâu nó vẫn giữ được hình thái ban đầu. Nếu như cây nến đã được giữ trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ trước khi đem đi đốt, sẽ không có hiện tượng sáp nến bị nhỏ giọt. Chiếc bánh sinh nhật được cắm nến đã qua ‘xử lý’ bằng cách này sẽ không phải sợ bị làm hỏng do sáp nến nóng chảy nhỏ giọt nữa!
  • Trứng gà sau khi được lau sạch một lượt bằng khăn ấm, đem đặt vào tủ lạnh sao cho dựng thẳng phần đầu tròn to của quả trứng lên phía trên, có thể giữ cho độ tươi ngon trong thời gian dài.
  • Phim chụp ảnh lâu ngày không dùng đến, nếu được để trong tủ lạnh, thì dù hạn sử dụng đã hết, nó vẫn có thể đem chụp hình tiếp được. Thuốc men hay pin năng lượng chưa dùng ngay cũng nên bảo quản trong tủ lạnh, làm như thế, thuốc sẽ vẫn giữ được nguyên công hiệu của nó và pin có thể kéo dài tuổi thọ lâu hơn.
  • Khi cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh, giữa đồ ăn và vách tủ, đồ ăn với đồ ăn, trung bình nên để một khe hở rộng khoảng 10mm hoặc hơn, làm như vậy sẽ giữ cho mùi hương cũng như thực phẩm trong tủ lạnh luôn luôn tươi mát. Đặc biệt, không nên để chật cứng đồ ăn ở những tầng giữa của tủ, bởi vì vị trí có điều kiện làm lạnh tốt nhât trong tủ lạnh không phải là các ngăn dưới mà là những ngăn ở giữa. nếu như ngăn giữa bị ‘tắc ngẽn’ đến nỗi không còn lấy một khe hở, khí lạnh sẽ không thể lưu thông xuống dưới , thực phẩm đặt ở ngăn dưới khi đó sẽ dễ bị biến chất, thối mục.
  • Những loại hoa quả như dứa hay chuối, bảo quản trong tủ lạnh lâu ngày sẽ khiến cho phần thịt quả bị biến chất, hoặc vỏ có thể bị đen. Bởi vậy, chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh một thời gian ngắn vừa đủ trước khi thưởng thúc.
  • Dùng tủ lạnh cần cố gắng rút ngắn thời gian và giảm bớt số lần mở, nhất là vào mùa hè. Nếu như mở nhiều lần hoặc mở quá lâu, khiến cho thực phẩm đột ngột bị lạnh hoặc bị nóng, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc bảo quản đồ ăn. Mùa hè, nhất là vào những ngày nóng như đổ lửa, tủ lạnh rất ‘sợ’ bị mất điện, chỉ cần hơi lâu một chút, thực phẩm trong ngăn đông lạnh sẽ dần bị rã đông dẫn đến phân hủy. Dùng túi nilon nhỏ đựng nước sạch rồi giữ cho đông lạnh thành những viên đá, cứ thế để trong ngăn đông lạnh, đề phòng thực phẩm sẽ bị hỏng do nhiệt độ trong tủ lạnh tăng lên khi mất điện.
  • Tại nơi tiếp xúc giữa bề mặt và chỗ tiếp giáp của phần viền khung cửa tủ lạnh với đệm gasket đính quanh cửa tủ, quết đều một lớp phấn mịn hay bột trơn, có thể phòng tránh trường hợp lớp sơn trên viền khung cửa bị gasket làm bong ra, đồng thời cũng giúp cho cửa tủ mở khép linh hoạt tự nhiên, kéo dài tuổi thọ cho đệm gasket.
  • Quần áo bị dính kẹo cao su, cho vào túi nylon rồi bỏ vào ngăn đá, kẹo cao su sẽ cứng lại và bạn sẽ gỡ ra dễ dàng.
  • Rót rượu vang, champagne vào khay làm đá, khi đông lại bạn sẽ có viên đá làm bằng rượu với mùi vị lạ.
  • Nếu không may bạn bị bỏng tay, nên đưa ngay phần bị bỏng vào tủ lạnh, hơi lạnh sẽ làm dịu vết thương và ngăn ngừa khả năng phồng rộp.
  • Quần áo khó là, bạn có thể phun lên một chút nước rồi cho vào túi vải đặt trong tủ lạnh khoảng 10 phút. Lúc này việc là ủi sẽ trở nên dễ dàng hơn.
  • Dược phẩm được bảo quản trong ngăn mát tủ lanh sẽ có tuổi thọ tốt hơn so với để ở nhiệt độ thường.

Kinh nghiệm bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khi mất điện

Ở đất nước mà việc mất điện xảy ra như cơm bữa thì việc trang bị cho mình những kiến thức phòng trường hợp tủ lạnh mất điện cũng không phải là thừa. Sau đây là một vài kinh nghiệm từ sửa chữa tủ lạnh của Điện Lạnh quang trung về việc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh khi mất điện.

1. Luôn đóng kín tủ lạnh

Kinh nghiệm bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khi mất điện
  • Khi tủ lạnh được đỏng kín, thực phẩm sẽ vẫn trong tình trạng đông lạnh ít nhất một ngày, thậm chí có thể 2-3 ngày, tùy thuộc vào khả năng cách nhiệt.
  • Thực phẩm được bảo quản trong các loại tủ lạnh gia đình cách nhiệt tốt có dung tích khoảng 110 lít sẽ không bị hỏng trong 3 ngày. Đối với tu lanh có dung tích lớn hơn như vậy từ 3-9 lần, thời gian này có thể kéo dài đến 5 ngày, thậm chí có thể là 7-8 ngày nếu thực phẩm đang trong tình trạng cực lạnh.
  • Chỉ mở tủ lạnh khi cần lấy thức ăn, chuyển thực phẩm sang thùng ướp lạnh hay lấy đá. Khi cửa tủ khép kín, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh ít khi bị mở có thể duy trì nhiệt độ ở mức 4-5oC trong 3 ngày, kể cả trong mùa hè.
  • Tốc độ rã đông phụ thuộc vào:
  • Lượng thực phẩm trong tủ lạnh: Tủ lạnh chứa đầy thức ăn sẽ giữ được độ lạnh lâu hơn tủ lạnh chỉ đầy khoảng một nửa tủ.
  • Nhiệt độ của thực phẩm: Thực phẩm càng lạnh thì rã đông càng chậm hơn. Không cho đồ ăn vẫn còn nóng hoặc ấm vào tủ vì nó sẽ làm cho nhiệt độ trong tủ tăng lên.
  • Khả năng cách nhiệt: Tủ lạnh càng cách nhiệt tốt càng giữ cho thực phẩm lạnh lâu hơn.
  • Dung tích càng lớn, thực phẩm sẽ càng lạnh lâu hơn.

2. Thận trọng khi thực phẩm đã rã đông

  • Đối với các loại thực phẩm như hoa quả, rau củ hay thực phẩm chế biến sẵn, làm tan lạnh hay rã đông một phần hoặc tái đông có thể làm tổn hại đến chất lượng. Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu…) thường ít bị ảnh hưởng hơn so với nhiều các loại thực phẩm khác và vẫn tương đối an toàn khi ăn.
  • Bạn có thể tái đông thực phẩm một cách an toàn nếu chúng vẫn còn chứa các tinh thể đá hoặc nếu chúng đã được bảo quản tại nhiệt độ 4-5oC hay thấp hơn trong không quá 2 ngày. Vậy, đối với thực phẩm hoàn toàn đã tan lạnh hay rã đông thì sao?
  • Hoa quả: Nếu hoa quả vẫn có mùi vị tươi ngon thì bạn vẫn có thể tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh .
  • Thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh: Tuyệt đối không nên tái đông. Nên chế biến và ăn ngay khi chúng vẫn còn lạnh. Nếu món nào không còn lạnh hay có mùi vị bất thường thì nên bỏ ngay.
  • Rau: Không nên tái làm lạnh rau đã hết độ lạnh. Các vi khuẩn trong rau phát triển rất nhanh và rau có thể bắt đầu hư trước khi có mùi lạ. Rau hư có thể rất độc.
  • Chỉ tái làm lạnh rau nếu tinh thể đá vẫn còn bám quanh và trong bao bì nhưng nếu bạn có chút băn khoăn thì tốt nhất nên bỏ chúng đi.
  • Thịt heo, bò, gia cầm: Thịt sẽ trở nên không an toàn khi chúng bắt đầu bị ôi thiu. Hãy kiểm tra kỹ bao bì của thịt hay thịt gia cầm đã rã đông.Nếu có mùi bất thường hoặc nếu nhiệt độ tủ lạnh vượt quá 4-5oC trong 2 giờ hoặc hơn thì không nên sử dụng nữa vì có thể sẽ rất nguy hiểm. Nên chế biến ngay khi vừa được rã đông hay chưa có dấu hiệu hỏng.
  • Cá, tôm, cua, sò, hến: Loại thực phẩm này rất dễ bị hư. Tuyệt đối không tái đông trừ khi vẫn còn các tinh thể đá bám quanh và trong bao bì. Hải sản có thể đã hư kể cả khi chúng không có mùi vị gì bất thường.
  • Kem: Nên bỏ đi ngay hoặc dùng luôn chỗ kem đã chảy trước khi có mùi vị bất thường.
  • Nếu bạn biết sắp bị mất điện, bạn có thể chủ động đặt bộ điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh đến mức nhiệt độ thấp nhất. Hãy đọc những lời khuyên trên để có thể giữ cho thực phẩm được bảo quản lạnh và an toàn khi dùng.

Hướng dẫn chọn mua tủ lạnh

Với tình hình kinh tế bình quân của người dân việt nam thì việc trang bị cho gia đình mình 1 tủ lạnh để bảo quản thức ăn là chuyện hoàn toàn bình thường. Điện lạnh quang trung chuyên sửa chữa tủ lạnh tại nhà hà nội sẽ hướng dẫn các bạn cách để chọn mua tủ lạnh phù hợp với tình hình tài chính gia đình và tiết kiệm điện năng.
Hướng dẫn chọn mua tủ lạnh

Với hộ gia đình ít người thông thường có 2 loại tủ lạnh :

1. Tủ lạnh không bám tuyết, gọi là tủ lạnh quạt gió – mở tủ nhìn bên trong, phía sau có khe gió thổi ra. Loại này khi sử dụng không bám tuyết bên trong tủ, thân tủ tiện dụng khi sử dụng dễ dàng vệ sinh, rau quả để trong tủ tươi lâu hơn do độ ẩm trong tủ được phân phối đều hơn. Nhược điểm của loại tủ này là gây tốn điện hơn và có tiếng ồn của quạt gió.
2. Tủ lạnh trực tiếp (loại bám tuyết), loại này bị bám tuyết thành tủ và đá bám dầy ở ngăn đá. Ưu điểm của loại này là tiết kiệm điện và không có tiếng ồn của quạt; giá thành rẻ. Nhưng tủ này có nhược điểm là tuyết bám nhiều ở ngăn đá khó vệ sinh và nhiệt độ trong tủ không đồng đều.
Thường khi mua sắm ở cửa chúng ta rất khó phân biệt được loại tủ nào là tủ tốt vì thường người bán không cho chạy thử, vì tủ đã cắm là phải chạy liên tục nếu không sẽ có hơi ẩm bên trong gây mốc tủ. Vì vậy khi mua nên chọn những hãng có uy tín và có địa chỉ trung tâm bảo hành rõ ràng để khi có vấn đề còn tiện liên lạc.
Khi lựa chọn tủ cần quan tâm đến dung tích sử dụng, đối với hộ gia đình nên chọn loại tủ có ngăn đựng rau quả lớn vì nhu cầu bảo quản thức ăn là nhu cầu thiết yếu. Còn ngăn đá không cần dung tích lớn vì nhu cầu đá sử dụng không nhiều.
Hiện nay có nhiều loại tủ mới với nhiều tính năng. Các tính năng ưu việt của những dòng tủ mới sản xuất 2009 và 2010 như Bộ Vitamin Kit: Phát tán Vitamin C trong toàn bộ ngăn đựng rau quả đồng thời duy trì độ ẩm thích hợp để rau quả đựng bên trong tươi lâu hơn gấp 1,7 lần so với tủ không có bộ vitamin.
Bộ khử mùi diệt khuẩn với ion âm và tinh chất trà xanh: Các ion âm được phát tán trong không khí giúp không khí trong lành, giữ thực phẩm tươi lâu hơn gấp 2.5 lần so với thông thường. Ngoài ra tinh chất trà xanh có tính năng khử mùi hiệu quả.
Tủ lạnh cũng là một trong những thiết bị điện ngốn nhiều tiền điện của gia đình. Dưới đây là một số lời khuyên để sử dụng sản phẩm này hiệu quả và tiết kiệm nhất trong thời buổi vật giá thế này.
– Chọn mua tủ lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng.
– Lắp đặt tủ nơi thoáng mát, cách tường ít nhất 10cm ; tránh ánh nắng trực tiếp, tránh để gần các nguồn nhiệt.
– Khi sử dụng:
Nhiệt độ trong tủ nên để mức 3 đến 6oC, chế độ lạnh -15 đến -18 oC. Nên lấy đồ cùng lúc, tránh mở cửa tủ nhiều lần. Không nên cho thức ăn nóng vào tủ. Nên để đồ ăn vào khay, hộp, cho thực phẩm vào túi nilon kín và không nên chất quá đầy.
– Bảo dưỡng:
Nếu việc sử dụng tủ lạnh không thường xuyên, nên mở tủ ít nhất 4-6 giờ/tuần. Vệ sinh tủ sạch sẽ, lau sạch bụi bám trên giàn nóng và mặt ngoài vỏ.
Ngoài ra nếu được cắm điện để kiểm tra tủ lạnh thì bạn có thể tham khảo thêm cách kiểm tra bên dưới :
– Trước hết, xem mặt ngoài tủ lạnh có bằng phẳng, ngay ngắn không, sơn phun có bị tróc rụng, có chỗ nào bị nứt hay sứt không.
– Sau khi xem xét bên ngoài, bạn bật đèn pin, lần lượt chiếu vào các tầng của bộ phận làm hơi và buồng giữ lạnh. Khép cửa tủ lạnh lại, kiểm tra xem có chỗ nào bị rò ánh sáng không, không có kẽ rò mới đạt yêu cầu.
– Đặt nhiệt kế vào bộ phận làm hơi, ghi lại nhiệt độ đo được lúc đó, đóng cửa tủ lạnh, cắm điện cho chạy thử. Chú ý nghe tiếng kêu phát ra từ bộ phận nén xem mức độ âm thanh, rồi sờ vào bộ phận nén và ngưng lạnh để xem mức độ nhiệt ở đó tăng lên như thế nào. Nếu đó là máy tốt thì tiếng kêu phải nhỏ và nhiệt độ chỉ tăng chậm.
– Bật cho máy chạy, sau 5 phút thì mở tủ lạnh ra, quan sát đèn chiếu sáng trong tủ có sáng hay không, nhiệt độ giảm xuống như thế nào, nếu máy tốt thì mức độ giảm nhiệt sẽ lớn.
Lưu ý: Trước khi mở máy, bạn cần điều chỉnh bộ phận khống chế nhiệt trong tủ. Vào mùa hè, nên cho nhiệt độ thấp một chút.
Việc làm theo những lời hướng dẫn trên đây, chắc chắn bạn sẽ chọn được một chiếc tủ lạnh tốt và ưng ý cho gia đình.

Những loại thức ăn không nên bỏ vào tủ lạnh

Không phải tất cả thức ăn đều có thể bảo quản trong tủ lạnh, sau đây lành danh sách các thực phẩm không nê bỏ vào trong tủ, chúng khiến cho thức ăn mất vị, dinh dưỡng mà còn làm cho tủ lạnh nhanh hư.

1. Chocolate

chocolate
Chocolate để trong tủ lạnh thường có hơi nước trên bề mặt, không những mất đi hương thơm vốn có mà chính hơi ẩm tạo thuận lợi cho vi khuẩn sản sinh.
Muốn bảo quản sôcôla, tốt nhất nên cho vào túi hút chân không, rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Lúc nào muốn ăn mang ra, nhưng không bóc vội mà để đạt đến nhiệt độ thường mới ăn.

2. Cá


ca
– Không nên bảo quản cá trong tủ lạnh quá lâu. Nhiệt độ của ngăn đá tủ lạnh gia đình là -15 độ C, nhưng các loại hải sản lại cần đến -30 độ C, do vậy nếu để quá lâu nước mô của cá sẽ biến mất, cá sẽ bị bở thịt, có mùi hôi, chất dinh dưỡng biến mất.

3.Cà chua, dưa chuột, ớt xanh

ca-chua
– Cả cà chua và dưa chuột khi bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị mềm, nhanh hỏng, mất dần chất dinh dưỡng tự nhiên, khi nấu không còn mùi vị vốn có.
– Dưa chuột chỉ thích hợp với nhiệt độ 10-12 độ C, ớt xanh là 7-8 độ C, trong khi nhiệt độ tủ lạnh thường là 4-6 độ.

4. Chuối, vải

chuoi
– Khi bảo quản chuối ở môi trường dưới 12 độ C, vỏ chuối chuyển màu đen, nhìn mất thẩm mỹ. Quả vải cũng vậy, nếu để ở nhiệt độ dưới 10 độ C vỏ cũng chuyển thành màu đen.
-  Chuối hay vải đều là hoa quả nhiệt đới, rất kị khi bảo quản môi trường lạnh, vỏ đều chuyển màu, mất chất dinh dưỡng và sẽ hỏng nhanh hơn. Cách tốt nhất nên để nơi thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu vào.

5. Rau có lá

rau-xanh
– Những loại rau có lá như mồng tơi, rau ngót, rau cải, rau muống… đều không nên bảo quản trong tủ lạnh, lá sẽ nhanh bị khô và thối hỏng.
– Những loại rau khác như bắp cải, cà rốt, cần tây, hành tây, bí đỏ, cà tím… đều thích hợp với nhiệt độ từ 7-10 độ C.

6. Bánh mì

banh-mi
Bánh mì trong quá trình nướng, các tinh bột đã bị lão hóa, nếu cho bánh mì vào tủ lạnh, gặp nhiệt độ thấp bánh sẽ bị cứng.
Một mẹo giúp bạn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh là cắt nhỏ, cho vào túi thấm dầu, để trên ngăn đá. Khi nào cần ăn, bỏ ra để nghỉ 3-5 phút rồi nướng lại, bánh cũng giòn nhưng tất nhiên không thơm ngon như lúc đầu. Cách này chỉ nên áp dụng 3-5 ngày thôi, để càng lâu bánh càng mất hương vị.

7. Dăm bông

Thịt dăm bông khi bảo quản trong tủ, chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn.

Hướng dẫn tự vệ sinh bảo trì tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh không những giữ gìn vệ sinh đảm báo sức khoẻ cho gia đình mà còn giúp cho tủ lạnh giữ lạnh được lâu hơn, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên sẽ giúp máy hoạt động ổn định tranh các hư hỏng về sau. Vậy làm như thế nào để vệ sinh, bảo trì, nạp ga tủ lạnh đúng cách ?
Hướng dẫn tự vệ sinh bảo trì tủ lạnh

Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mình đã biết cách làm vệ sinh tủ lạnh, chẳng hạn như lau sạch ngay đồ ăn thức uống bị đổ ra trong tủ lạnh, đậy kín những thức ăn trước khi cất vào sửa chữa tủ lạnh hoặc bỏ đi những thức ăn cũ. Nhưng như vậy cũng chưa đủ khi mà bạn quên không để ý đến những vệt chảy của thịt trên ngăn chứa, đồ ăn chín để chung với đồ ăn chưa chế biến…
Sau đây có vài hướng dẫn cách về sinh tủ lạnh để tránh vi trùng, chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ:
Bước 1:
Mở cửa lấy hết thức ăn ra khỏi tủ lạnh. Gói những thứ dễ hư trong một hộp mát được cách nhiệt hay một cái hộp chứa những viên đá. Bỏ những thức ăn mà quá cũ, cùng với những lọ mayonnaise đã mở hộp, mù tạt hay những đồ gia vị khác đã để hơn 2 tháng không dùng lại.
Hướng dẫn này giúp bạn bỏ đi những thức ăn trước khi nó gây bệnh cho người dùng. Một thói quen tốt cần phát huy: sau 1 tuần nên quăng những đồ cũ vào hộp rác. Tất cả thức ăn đều mang vi khuẩn, nó có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng dưới điều kiện thích hợp; tủ lạnh đơn thuần chỉ làm giảm quá trình đó mà thôi. Vi khuẩn có từ thực phẩm gây ra mùi khó chịu. Không chỉ có vậy, chắc chắn những loại vi khuẩn, đặc biệt những loại mà bắt nguồn từ thịt những sản phẩm sữa (như khuẩn listeria và E.coli) có thể làm hại bao tử của bạn. Để được an toàn, hãy kiểm tra date trên tất cả thức ăn và tuân theo câu này: khi nghi ngờ, thì hãy quăng nó đi.
Bước 2:
Rửa bằng xà phòng. Bắt đầu từ trên, lau bên ngoài tủ lạnh với nước ấm, xà phòng hay nước rửa đặc biệt chuyên dùng. Kế đến, khắc phục phần trong -gồm tường, kệ, sàn và thùng – với nước xà phòng ấm hay dùng nước với soda. Rửa tất cả những kệ và thùng lấy ra ngoài, sau đó chùi những vết bẩn cứng đầu. Rửa và lau khô mọi thứ trước khi xếp lại. Để dễ chùi ở lần sau, lót dưới kệ & thùng miếng trải bằng plastic hay miếng khăn giấy dày để hứng những giọt nước bị chảy.
Bước 3:
Lau sạch và cất giữ. Trước khi để thức ăn lại trong tủ lạnh, lau sạch những chiếc hộp đựng.
Để cho tủ lạnh được trong lành thơm mát, hãy theo nguyên tắc đơn giản sau:
Giữ cho tủ mát. Đảm bảo tủ của bạn trong khỏang 35-40 độ F. Tất cả các vùng của tủ lạnh nên được đặt dưới 40 độ F để tất cả thức ăn có thể được lưu trữ an tòan ở bất kỳ ngăn nào. Nếu tủ lạnh của bạn cũ hay bạn có vấn đề gì về nhiệt độ, hãy kiểm tra nó, nếu có thể bạn nên mua nhiệt kế đo độ mát. Kiểm tra những phần khác nhau của tủ lạnh để được không khí lạnh xuyên suốt vòng tròn. Đặt hàng dễ hỏng vào tủ lạnh ngay khi bạn vứa đem về nhà. Gói thịt, gia cầm và hải sản thật kín để tránh loạn mùi ra các thức ăn khác gây nên ô nhiễm vòng vòng.
Dùng những cái hộp để trái cây, rau, thịt và phômai. Rau cần độ ẩm cao, trong khi trái cây cần độ ẩm thấp, những hộp thịt được thiết kế cho có thêm không khí lạnh để giữ cho thịt tươi mà không cần đông đá. Những thức ăn dễ hỏng như thịt, những sản phẩm chế biến từ sữa hay trứng nên để sâu vào bên trong vì nhiệt độ ở phía gần cửa tủ lạnh dao động hơn nhiệt độ ở những vùng khác. Giữ cho tủ lạnh chạy tốt.

ƯU ĐIỂM CỦA TỦ LẠNH QUẠT GIÓ

Nhiều người tiêu dùng thường không chú ý và phân biệt loại tủ lạnh có hay không có quạt gió dẫn đến sử dụng và bảo trì không đúng cách. Qua bài viết của trung tâm điện lạnh quang trung chuyên sửa chữa tủ lạnh tại nhà hà nội sẽ giúp bạn hiểu thêm về ưu điểm của tủ lạnh quạt gió.
 Tủ lạnh quạt gió là loại tủ lạnh trực tiếp không đóng tuyết khác với các loại tủ lạnh không dùng quạt gió thì không có chức năng chống đóng tuyết, tùy từng loại mà có các chức năng khác nhau.Tủ lạnh nào cũng có rơle bảo vệ quá tải, rơle khởi động...
ƯU ĐIỂM CỦA TỦ LẠNH QUẠT GIÓ
Tủ lạnh quạt gió có chức năng phá tuyết tự động: Bộ phá tuyết tự động theo thời gian. 
- Vận hành tủ lạnh xả đá tự động
Nếu mua tủ lạnh tốt nhất bạn nên mua tủ có quạt gió.. để không phải vệ sinh tủ lạnh khi có nhiều tuyết ngăn đá và ngăn lạnh nếu để max như nhà mình hiện nay
Lớp tuyết này hình thành khi hơi nước tiếp xúc với những cuộn dây làm lạnh. Hơi nước ngưng tụ chuyển sang dạng lỏng. Bạn hãy liên tưởng đến những giọt nước ngưng tụ bên ngoài một ly trà đá vào mùa hè. Đó chính là ví dụ về sự ngưng tụ hơi nước trong không khí. Tương tự như vậy đối với những cuộn dây làm lạnh của tủ đông tuyết, ngoại trừ việc khi nước ngựng tụ lên trên các cuộn dây nó lập tức đóng băng.
Một chiếc tủ lạnh quạt gió (không đóng tuyết) có 3 bộ phận cơ bản:
- Một bộ đếm thời gian (có thể là đồng hố đếm thời gian, hoặc với đời cao hơn thì sử dụng vi mạch điều khiển).

- Một cuộn dây nhiệt làm nóng
- Một bộ cảm biến nhiệt
Cứ 6 tiếng hoặc hơn, bộ đếm thời gian sẽ bật cuộn dây nhiệt làm nóng. Cuộn dây này được cuốn xung quanh các dây làm lạnh. Nhiệt độ làm tan chảy lớp tuyết bám quanh các cuộn dây. Khi các lớp tuyết tan hết, cảm biến nhiệt sẽ nhận biết và tăng nhiệt độ lên đến 32 độ F (0 độ C) và tắt dây nhiệt làm nóng.
Nhiệt độ dây nhiệt cứ 6 tiếng là tiêu thụ năng lượng. Nó cũng có các chu trình hoạt động trong ngăn mát để bảo vệ thực phẩm thông qua thay đổi nhiệt độ. Hầu hết các tủ lạnh chỗ chứa lớn đòi hỏi phải làm tan các lớp tuyết thường xuyên thay vì giữ cho thực phẩm được lâu hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Bài viết xem nhiều nhất

HÌNH ẢNH SỬA CHỮA